Monday, October 19, 2020

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

Tranh chấp đất đai luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm và cũng là tình trạng thường xuyên xảy ra giữa các bên có liên quan và để có thể tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai thì bạn cần hiểu rõ về trình tự, thủ tục của chúng. Hãy cùng nhadatbinhduong365.com tìm hiểu về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất nhé.

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là thuật ngữ được dùng để chỉ những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên có liên quan với nhau trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai có thể hiểu đơn giản hơn là những bên có liên quan xảy ra mâu thuẫn trong việc thỏa thuận ai sẽ là người có quyền sử dụng phần đất đai đó cũng như là người đứng tên trong sổ đỏ.

Tranh-chap-dat-dai-la-gi

Tranh chấp đất đai là gì?

Việc tranh chấp đất đai hiện nay không chỉ là sự gay gắt, phức tạp của khía cạnh dân sự mà còn mang đến nhiều hệ quả dẫn đến các vụ án hình sự mang tính nghiêm trọng. Đã có nhiều trường hợp tranh chấp đất đai để lại những hậu quả khôn lường với các vụ án mạng nghiêm trọng.

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất hợp pháp liên quan đến địa giới hành chính của mảnh đất tranh chấp và những quyền được phép thực hiện trên khu vực này cũng như những tài sản gắn liền trên đất như nhà cửa. Đây là trường hợp tranh chấp đất phổ biến giữa các bên để xác định được người có quyền sử dụng hợp pháp trên khu vực đất tranh chấp.

Tranh-chap-dat-dai-la-gi

Tranh chấp quyền sử dụng đất

Thông thường những tranh chấp này có thể xuất hiện khi đất đai là tài sản sau ly hôn của vợ chồng, tài sản thừa kế của gia đình hoặc tranh chấp giành lại đất bị chiếm đoạt trái phép. Ngoài ra một số trường hợp tranh chấp do bị chiếm đoạt trái phép như người di cư đến vùng đất khác hoặc không còn sinh sống tại khu vực nữa.

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Thông thường những tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất là những tranh chấp có liên quan đến giao dịch dân sự về đất đai. Điển hình là các hợp đồng chuyển nhượng hoặc cho thuê đất đai. Nghĩa vụ đóng thuế hoặc thời hạn sử dụng đất là những vấn đề thường khiến cho các bên xảy ra tranh chấp.

Ngoài ra, còn có sự tranh chấp giữa nhà nước và chủ thể hợp pháp về vấn đề bồi thường, thoả thuận trong việc giải phóng mặt bằng hoặc các trường hợp tái định  cư cho chủ thể khi nhà nước thực hiện thu hồi tài sản đất đai.

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Nếu tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất thường xảy ra trong các giao dịch dân sự thì tranh chấp mục đích sử dụng đất chủ yếu là tranh chấp giữa người sử dụng đất và Nhà nước. Khi người sử dụng đất nhận quyền sử dụng đất từ Nhà nước dưới hình thức chuyển nhượng hoàn toàn hoặc cho thuê đất để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tranh-chap-dat-dai-la-gi

Tranh chấp mục đích sử dụng đất

Và khi thực hiện giao đất cho người sử dụng, Nhà nước sẽ tiến hành xác định mục sử dụng đất và yêu cầu chủ thể cam kết thực hiện đúng mục đích đã thoả thuận. Chẳng hạn khi chủ thể thuê đất từ Nhà nước với mục đích ban đầu là trồng trọt, chăn nuôi nhưng lại sử dụng mảnh đất này. Để kinh doanh hoặc chuyển giao cho bên thứ ba thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm với pháp luật. Khi tình trạng này xảy ra thì sẽ có một bên cơ quan thẩm quyền cao hơn tiếp nhận giải quyết nếu 2 bên không tự hoà giải.

Cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Vậy câu hỏi được đặt ra là ai là người có thẩm quyền giải quyết các hồ sơ tranh chấp đất đai? Hiện nay, theo luật Việt Nam hiện hành thì có 2 cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý và giải quyết hồ sơ tranh chấp đất đai đó là Toà án nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện trở lên.

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng thường khuyến khích các bên tự hoà giải tranh chấp hoặc hoà giải tại UBND phường, xã nói có đất tranh chấp. Nếu không thể hoà giải thì các cơ quan chức năng sẽ tham gia giải quyết theo hướng tố tụng hoặc giải quyết hành chính

Thủ tục cần để giải quyết tranh chấp đất đai

Tại điều 100 Luật đất đai đã được quy định cụ thể về thủ tục để giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm các loại giấy tờ cần thiết để phục vụ quá trình thụ lý hồ sơ của tòa án. Đối với mỗi trường hợp tranh chấp sẽ được quy định các loại hồ sơ cần chuẩn bị khác nhau. Trong đó có 2 trường hợp giải quyết tranh chấp đó là giải quyết tại UBND và khởi kiện tại Tòa án Nhân dân.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Hồ sơ giải quyết tranh chấp tại UBND cấp phường, xã

Thủ tục hòa giải tại UBND là thủ tục bắt buộc khi các bên chủ thể xảy ra tranh chấp đất đai. Và trong giai đoạn này, các chủ thể cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau để gửi đến UBND tiếp nhận hồ sơ:

  • Giấy tờ tùy thân (CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu) của các bên tranh chấp
  • Giấy chứng nhận hoặc các loại giấy tờ có thể xác minh liên quan đến khu vực đất tranh chấp. Giấy chứng nhận này có thể là sổ đỏ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hoặc giấy tờ thừa kế, di chúc, ly hôn,…
  • Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai theo mẫu của UBND tại nơi nộp hồ sơ

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án

Khi các chủ thể tranh chấp không thể hoà giải tại UBND thì sẽ tiến hành khởi kiện đến cơ quan cao hơn có thẩm quyền giải quyết vấn đề này đó chính là toà án nhân dân. Các chủ thể có nhu cầu khởi kiện cần chuẩn bị các loại hồ sơ theo tính chất của đất tranh chấp có sổ đỏ hoặc chưa có sổ đỏ.

  • Giấy tờ tùy thân của chủ thể khởi kiện (CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu)
  • Đơn khởi kiện theo mẫu của tòa án.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy tờ theo điều 100 luật đất đai 2013 thay thế cho giấy chứng nhận đối với các trường hợp không có sổ đỏ.
  • Biên bản hoà giải tại UBND xã, phường có chữ ký của các bên tranh chấp và dấu mộc của chủ tịch UBND nơi giải quyết hòa giải
  • Những hồ sơ có thể củng cố chứng minh cho quyền sử dụng đất của người khởi kiện

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

Quy trình hòa giải tại UBND phường, xã

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Để bắt đầu tiến hành quá trình hòa giải thì chủ thể tranh chấp cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định. Bạn có thể tham khảo những thủ tục mà chúng tôi đã liệt kê hoặc tham khảo thêm tại UBND nơi nộp hồ sơ. Ngoài ra, chủ thể tranh chấp có thể mời luật sư chuyên ngành để tham vấn chuẩn bị hồ sơ.

đất tranh chấp

Chuẩn bị hồ sơ đất tranh chấp

Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND nơi có đất tranh chấp.

Sau khi chủ thể tranh chấp đã hoàn thành các loại giấy tờ cần thiết thì sẽ nộp hồ sơ để UBND tiếp nhận thụ lý. Khi UBND tiếp nhận hồ sơ sẽ thực hiện đánh giá mức độ của vụ việc và thực hiện một số công tác xác minh với cơ quan quản lý đất đai của khu vực. Ngoài ra, có thể người nộp hồ sơ sẽ phải bổ sung giấy tờ còn thiếu khi được UBND yêu cầu.

Nộp hồ sơ tại UBND

Bước 3: UBND tiến hành triệu tập các bên có liên quan.

Ngoài các chủ thể tranh chấp thì trong cuộc hoà giải này sẽ có tổ trưởng khu phố nơi có đất tranh chấp, chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND, Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn,… Việc triệu tập nhiều đối tượng sẽ giúp cho cuộc hoà giải minh bạch và khách quan hơn.

UBND triệu tập các bên liên quan

Bước 4: Các bên thực hiện hoà giải trực tiếp.

Trong bước này các bên có liên quan sẽ được tham gia cuộc gặp mặt trực tiếp tại UBND. Quá trình hòa giải có thể diễn ra tối đa 3 lần để các bên liên quan có thể đưa ra những ý kiến, bằng chứng củng cố cho quyền sử dụng đất hợp pháp của chủ thể tranh chấp đất đai.

Tiến hành hòa giải trực tiếp

Bước 5: UBND tiến hành ghi nhận biên bản hoà giải.

Trong trường hợp hoà giải thành công thì UBND sẽ gửi văn bản đến Sở tài nguyên môi trường để thực hiện cấp sổ đỏ mới cho người hợp pháp sau hoà giải. Nếu các bên không đồng ý với kết quả hoà giải thì UBND sẽ tiến hành lập hồ sơ chuyển giao thẩm quyền giải quyết đến toà án nhân dân quận huyện để tiếp tục giải quyết.

Thực hiện biên bản hoà giải và gửi các cơ quan có liên quan

Quy trình khởi kiện tại toà án

Quy  trình khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai chỉ được thực hiện khi không thể hoà giải tại địa phương. Mời bạn tham khảo trình tự giải quyết khởi kiện tranh chấp đất đai tại tòa án trong phần dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.

Nếu chủ thể tranh chấp có nhu cầu khởi kiện để giải quyết vụ việc thì có thể tham khảo các loại thủ tục mà chúng tôi đã giới thiệu như trên hoặc tìm hiểu thêm với các luật sư chuyên ngành để có thể chuẩn bị tốt nhất cho quá trình khởi kiện.

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện.

Người khởi kiện sẽ nộp đơn khởi kiện và các tài liệu có liên quan đến Toà án. Có 3 hình  thức để người dân linh động nộp đơn khởi kiện đã được các toà án triển khai bao gồm: nộp trực tiếp tại văn phòng toà án; gửi hồ sơ dưới dạng bưu kiện đến địa chỉ văn phòng tòa án và nộp hồ sơ trực tiếp dưới dạng văn bản trực tuyến tại trang website của tòa án, nhưng hình thức này chỉ được triển khai tại các tỉnh thành lớn.

Nộp hồ sơ khởi kiện

Bước 3: Toà án thụ lý hồ sơ và điều tra xác minh.

Trong bước này,  đại diện toà án là điều tra viên sẽ tiến hành công tác điều tra vụ việc thông qua hoạt động tổng hợp các chứng cứ có liên quan, triệu tập các chủ thể tranh chấp để lấy lời khai, điều tra các đối tượng xung quanh khu vực đất tranh chấp,… Các hoạt động này sẽ được điều tra viên thực hiện và ghi nhận bằng biên bản.

Toà án thụ lý hồ sơ

Bước 4: Tiến hành xét xử tại toà án

Sau khi điều tra viên thu thập đủ chứng cứ và đánh giá mức độ đặc biệt của vụ việc sẽ tiến hành gửi hồ sơ đến viện kiểm sát. Viện kiểm sát tiến hành khởi tố vụ việc và triệu tập phiên toà xét xử với các chủ thể tranh chấp và nhân chứng có liên quan đến vụ việc. 

Tiến hành xét xử theo quy định

Hy vọng bài viết trên đã mang đến nhiều thông tin bổ ích giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục và trình tự giải quyết tranh chấp đất đai. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của chúng tôi trên trang web nhadatbinhduong365.com nhé.



source https://nhadatbinhduong365.com/tranh-chap-dat-dai/

No comments:

Post a Comment